Sự nghiệp Lê Trung Tuấn

  • Từ năm 2009 Lê Trung Tuấn đã thành lập công ty Về Nguồn hoạt động theo mô hình doanh nghiệp xã hội, đến nay đã hình thành tập đoàn PSD với 8 công ty thành viên và hoạt động hoàn toàn theo mô hình doanh nghiệp xã hội. Trong hệ thống các công ty của PSD hiện có hơn 100 người cai nghiện thành công có việc làm và ổn định cuộc sống.
  • Từ năm 2013 đến nay ông là Chủ tịch HĐQL và là người sáng lập ra Viện Nghiên cứu tâm lý người sử dụng ma túy (PSD), viện PSD hoạt động hoàn toàn phi lợi nhuận.
  • Năm 2016, Lê Trung Tuấn trở thành thành viên sáng lập Liên Hiệp Các Tổ chức Điều Trị Nghiện Thế giới ICARO với 48 quốc gia thành viên.
  • Từ năm 2013-2017 Lê Trung Tuấn đã bảo vệ thành công đề tài khoa học (Chống tái nghiện ma túy bằng trị liệu tâm lý).[2] Đề tài đã thử nghiệm trên hàng trăm người, kết quả đến nay trên 60% không tái nghiện trở lại.
  • Năm 2017, ông cùng các nhà khoa học biên soạn và phát hành bộ sách Công cụ đánh giá tâm lý người sử dụng ma túy, sách Tâm lý người sử dụng ma túy.
  • Cũng trong năm 2017, ông đã phối hợp cùng Bộ Lao động thương binh và xã hội thành lập Mạng lưới người cai nghiện thành công Việt Nam với 3.200 thành viên, và được bầu làm chủ tịch mạng lưới.
  • Năm 2017, Liên minh các tổ chức kỷ lục thế giới, Viện nghiên cứu các nội dung kỷ lục thế giới, trao tặng Lê Trung Tuấn bằng tiến sĩ danh dự và xác nhận kỷ lục thế giới, Người từng nghiện ma túy đầu tiên trên thế giới bảo vệ thành công đề tài (Chống tái nghiện ma túy bằng trị liệu tâm lý).
  • Từ năm 2013-2018, ông đã giảng dạy về các kỹ năng phòng chống ma túy và kỹ năng chống tái nghiện ma túy ở 14 quốc gia.
  • Năm 2018 Lê Trung Tuấn tài trợ 70 tỷ VND xây dựng Khu trưng bày tác hại và đào tạo kỹ năng PCMT được xác lập kỷ lục thế giới, Khu trưng bày tác hại và đào tạo kỹ năng phòng chống ma túy do tư nhân đầu tiên thành lập tại khu du lịch Long Việt, thuộc thôn Nghe xã Vân Hòa huyện Ba Vì – Hà Nội.

Hoạt động nghiên cứu khoa học

  • Tiếp tục tình nguyện duy trì và phát triển Viện Nghiên cứu tâm lý người sử dụng ma túy (chứng nhận đăng ký khoa học số C34/2013/ĐK-KH&CN do Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội cấp ngày 31/12/2013. Là Viện nghiên cứu duy nhất tại Việt Nam nghiên cứu về tâm lý người sử dụng ma tuý).
  • Hoạt động Viện năm 2018 bao gồm:
  • Tiếp tục nghiên cứu phát triển và ứng dụng phương pháp “Chống tái nghiện ma túy bằng liệu pháp tâm lý” (đề tài bảo vệ thành công xuất sắc năm 2016 và được khuyến khích ứng dụng thực tiễn). Giá trị cộng đồng to lớn và lâu dài của phương pháp là cai nghiện thành công với tỉ lệ không tái nghiện đạt trên 60% đã được kiểm chứng. Kết quả này mang lại hi vọng cho toàn xã hội khi ma túy đang ảnh hưởng toàn cầu ở mức hiểm họa. Sự thành công về thực tiễn còn cho thấy đây là giải pháp mang tính đột phá, mở ra hướng đi mới cho toàn bộ công tác phòng chống ma túy của Việt Nam trong tương lai; góp phần đồng hành cùng Chính phủ vì một xã hội không ma túy.
  • Nghiên cứu các giải pháp truyền thông phù hợp tình hình mới, đáp ứng nhu cầu thực tế cấp thiết; đặc biệt là truyền thông phòng chống ma túy học đường. Đây là hoạt động khoa học cùng tham gia trực tiếp với các tổ chức hữu quan tử cấp Chính phủ để thực hiện trên tinh thần tình nguyện vì lợi ích cộng đồng, có tính phi lợi nhuận cao.
  • Tình nguyện tham gia trực tiếp vào hoạt động tổ chức các chương trình truyền thông và đào tạo tại cộng đồng thông qua đội ngũ chuyên gia của Viện.

Hoạt động cộng đồng

  • Tổng số người được ông Lê Trung Tuấn tình nguyện tuyên truyền, đào tạo các kỹ năng PCMT từ năm 2013-2018 tại 63 tỉnh thành là hơn 300,000 người, riêng 2018 là 55,000 người.
  • Tài trợ trực tiếp bằng kinh tế, hiện vật cho những cá nhân có ý chí vươn lên sau vấp ngã, đồng hành cổ vũ họ trên con đường lập nghiệp, hỗ trợ người cùng cảnh với tinh thần tương thân tương ái.
  • Từ năm 2013 đến nay đã tình nguyện chi hơn 5 tỷ đồng cho hoạt động in sách Nẻo Về tặng cho học sinh, sinh viên, các học viên đang cai nghiện trong các trung tâm và cộng đồng xã hội.
  • Từ 2013 - 2018 đã tự nguyện tài trợ cho các chương trình phòng chống ma túy hơn 130 tỷ đồng, riêng năm 2018 là 70 tỷ.

Hoạt động doanh nghiệp xã hội

  • Những năm qua PSD là một trong các đơn vị tiên phong góp phần thúc đẩy phát triển Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam.
  • Với tinh thần thiện nguyện cùng triết lý kinh doanh gắn liền xây dựng cuộc sống bền vững, giải quyết các vấn đề xã hội thay vì lợi nhuận thuần tuý, với cương vị Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn doanh nghiệp xã hội PSD và Chủ tịch Hội đồng quản lý Viện nghiên cứu tâm lý người sử dụng ma túy PSD, ông Lê Trung Tuấn đã chỉ đạo và tạo dựng được hệ thống hàng chục doanh nghiệp. Mục đích chính trong “giải quyết vấn đề xã hội” là đồng hành với các cơ quan ban ngành của Chính phủ trong công tác phòng chống ma túy.
  • Có hàng trăm cá nhân là người cai nghiện thành công quay trở lại hỗ trợ hoặc làm việc trực tiếp tại Viện PSD. Có rất nhiều người đang là cán bộ, quản lý tại các doanh nghiệp của PSD Group.
  • Hàng năm hệ thống doanh nghiệp của PSD group (đến nay gồm 11 công ty thành viên, hoạt động đa lĩnh vực: du lịch, vận tải, thủy sản, xây dựng, phát triển thương hiệu, văn hóa tâm linh,.) cam kết trích từ 35% - 50% lợi nhuận cho công tác nghiên cứu phương pháp và hoạt động phòng chống ma túy, trong đó có hoạt động tình nguyện vì cộng đồng.
  • Tạo công ăn việc làm cho những người sau cai tại chính doanh nghiệp của tập đoàn đồng thời kết hợp với các tổ chức khác nhằm đảm bảo tương lai ổn định và phát triển cuộc sống cho họ, chủ yếu là hỗ trợ vốn, cơ sở sản xuất và kinh nghiệm thị trường.
  • Giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, môi trường thông qua sự phối hợp với cơ quan hữu quan nhằm bảo về quyền lợi người lao động là đối tượng sau cai, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn...